5/5 - (3 bình chọn)

Đối với những người đam mê bộ môn Pilates, việc mở một phòng tập ngay tại nhà không chỉ mang lại sự thuận tiện mà còn tạo điều kiện để tập luyện mọi lúc, mọi nơi. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những lợi ích của việc mở phòng tập Pilates tại nhà, các loại chi phí cần cân nhắc và những loại máy tập cần thiết để biến ước mơ thành hiện thực.

Lợi ích của việc mở phòng tập Pilates tại nhà

Nhiều người thắc mắc liệu việc mở phòng Pilates tại nhà có khả thi hay không? Vấn đề không chỉ nằm ở chi phí đầu tư, mà còn ở việc người tập có thể tự tập một mình hay không?

mo-phong-tap-pilates-tai-nha-1

Lợi ích của việc mở phòng Pilates tại nhà

Đúng là Pilates là một phương pháp tập luyện phức tạp, đòi hỏi có sự hướng dẫn chi tiết và giám sát cẩn thận để tránh chấn thương. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người yêu thích việc mở phòng Pilates tại nhà. Dưới đây là những lý do khiến mô hình này trở nên hot:

1. Chủ động thời gian tập luyện  

Người tập hoàn toàn có thể chủ động thời gian và có nhiều thời gian hơn cho quá trình tập luyện của mình. Khi mở phòng tập Pilates tại nhà, bạn có thể tự tập mà không cần tuân theo khung giờ cố định, giúp tối ưu hóa thời gian luyện tập.

2. Tiết kiệm thời gian  

Nếu lịch trình hàng ngày của bạn bận rộn, bạn có thể mời giáo viên đến nhà dạy riêng, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và linh hoạt hơn trong việc lên lịch tập luyện.

3. Không gian tập luyện riêng tư  

Phòng Pilates tại nhà cung cấp không gian tập luyện riêng tư và yên tĩnh, tạo điều kiện tốt để tập trung vào bài tập, từ đó nâng cao hiệu quả luyện tập.

4. Tiết kiệm chi phí  

Mở phòng Pilates tại nhà có thể tiết kiệm chi phí về lâu dài. Mặc dù chi phí ban đầu có thể khá cao, nhưng bạn sẽ tiết kiệm được tiền mua khóa học và thuê giáo viên. Đặc biệt, nếu có thêm người cùng tập, bạn có thể chia sẻ chi phí, làm cho việc tập luyện trở nên kinh tế hơn.

5. Tạo thêm nguồn thu nhập  

Nếu bạn là giáo viên hoặc huấn luyện viên Pilates chuyên nghiệp và muốn mở một phòng Pilates private để dạy 1-1, việc mở phòng tập Pilates tại nhà là một lựa chọn lý tưởng. Nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và vẫn mang lại nguồn thu ổn định.

Các loại chi phí khi mở phòng tập Pilates tại nhà

Khi mở phòng Pilates tại nhà, bạn cần xem xét một số chi phí quan trọng để đảm bảo tài chính, chất lượng và hiệu quả của phòng tập. Dưới đây là các loại chi phí cần thiết:

1. Chi phí đầu tư thiết bị máy tập Pilates  

Vì đây không phải là phòng Pilates thương mại, chi phí chính sẽ tập trung vào việc đầu tư thiết bị. Pilates có 6 loại máy tập chính: giường tập toàn thân Cadillac, Reformer Pilates, Wunda Chair, Ladder Barrel, Spine Corrector, và Reformer with Half Tower. Mỗi máy có các chuỗi bài tập riêng biệt, tập trung vào toàn thân. 

mo-phong-tap-pilates-tai-nha-2

Chi phí đầu tư thiết bị tập Pilates

Khi setup phòng Pilates tại nhà, bạn có thể điều chỉnh số lượng và loại thiết bị dựa trên ngân sách của mình, không bắt buộc phải mua tất cả các loại máy.

Ngoài ra, hiện nay có những loại giường tập Pilates tích hợp như Reformer kết hợp với Cadillac, giúp tiết kiệm không gian và chi phí. Dưới đây là một số gợi ý setup phòng Pilates tại nhà dựa trên nhu cầu và mức đầu tư:

– Phòng Pilates full combo: Giường Cadillac, Reformer Pilates, Wunda Chair, Ladder Barrel, Spine Corrector.

– Phòng Pilates gồm: Cadillac Reformer và Spine Corrector.

– Phòng Pilates tại nhà gồm: Reformer Pilates và Ladder Barrel.

– Phòng Pilates tại nhà gồm: Reformer, Wunda Chair, Ladder Barrel.

Có rất nhiều phương án setup phù hợp với nhu cầu của bạn.

2. Chi phí thuê giáo viên hướng dẫn  

Chi phí tiếp theo v là thuê giáo viên hướng dẫn. Pilates là bộ môn đòi hỏi kỹ thuật cao, không chỉ ở động tác mà còn ở phương pháp luyện tập và kỹ thuật thở. Vì vậy, bạn cần có giáo viên kèm cặp cho đến khi thuần thục.

Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể mua gói tập Pilates tại các trung tâm. Giá một buổi tập Pilates hiện nay tối thiểu khoảng 200.000 đồng, còn nếu dạy 1-1 tại nhà thì chi phí có thể từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi buổi.

Những máy tập cho phòng Pilates tại nhà

Phòng Pilates có số lượng máy tập ít hơn so với các bộ môn khác như gym. Dưới đây là các loại máy tập Pilates cần có khi bạn mở phòng Pilates tại nhà:

mo-phong-tap-pilates-tai-nha-3

Những máy tập cho phòng Pilates tại nhà

Cadillac Pilates: Đây là giường tập toàn thân và là một trong những thiết bị nổi tiếng nhất trong Pilates. Các bài tập trên Cadillac có độ khó cao, yêu cầu nhiều kỹ thuật. Có hai loại Cadillac Pilates là: Cadillac Pilates Basic và Cadillac Reformer. 

Reformer Pilates: Đây là giường tập thứ hai, giúp tăng cường sự dẻo dai và sức bền, đồng thời hạn chế tác động lên xương khớp. 

Wunda Chair Pilates: Wunda Chair là một trong bốn loại ghế tập Pilates, và cũng là loại phổ biến nhất. Nó hỗ trợ tập trung vào cơ xương khớp chân, tăng độ linh hoạt và sức bền. 

Ladder Barrel Pilates: Hỗ trợ kéo dài cột sống và định hình vóc dáng. Ladder Barrel gồm phần thang và thùng đỡ, áp dụng kỹ thuật ba lê để mang lại hiệu quả tối ưu. 

Spine Corrector: Đây là dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh cột sống, phổ biến trong cả Mat Pilates và Reformer Pilates. Dụng cụ này dễ sử dụng nhưng mang lại hiệu quả đáng kể. 

Dụng cụ hỗ trợ Pilates khác: Bao gồm thảm tập, vòng Pilates, và nhiều phụ kiện khác hỗ trợ việc tập luyện. 

Các thiết bị này giúp bạn xây dựng một phòng Pilates tại nhà đầy đủ và hiệu quả.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và sẵn sàng bắt đầu hành trình mở phòng tập Pilates tại nhà của mình. Chúc bạn thành công!

Đăng ký tập thử